Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán bồi lắng hệ thống hồ chứa bậc thang

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về bồi lắng hồ chứa đã được các tác giả thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã thực hiện đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán bồi lắng hệ thống hồ chứa bậc thang, áp dụng thí điểm cho sông Đà. Đề tài đã đánh giá ưu điểm, nhược điểm, cách khắc phục những nhược điểm này và khả năng áp dụng các phương pháp để tính bồi lắng cho các hồ chứa ở Việt Nam.

Từ đó, đề tài đã đưa ra được cơ sở khoa học tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang, trong đó, đưa ra những yêu cầu và nội dung cần thiết trong việc tính bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang và đề xuất 3 trường hợp có khả năng xảy ra là có đủ số liệu, thiếu số liệu và không có số liệu.

Đối với mỗi trường hợp, đề tài kiến nghị lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để việc tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ hứa bậc thang có tính khả thi cao. Đối với trường hợp có đủ số liệu lưu lượng nước, lưu lượng và thành phần hat bùn cát đến hồ và ra khỏi hồ và số liệu địa hình lòng hồ có thể sử dụng phương pháp cân bằng bùn cát và phương pháp so sánh thể tích để tính bồi lắng cho hồ chứa.

Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán bồi lắng hệ thống hồ chứa bậc thang

Sau khi xác lập được cơ sở khoa học để tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang, đề tài đã áp dụng thí điểm cho hệ thống hồ chứa bậc thang Lai Châu – Sơn La – Hòa Bình trên dòng chính sông Đà như một trường hợp nghiên cứu điển hình, trong đó đã phân tích đặc điểm tự nhiên, địa hình, địa mao, khí tượng thủy văn và bùn cát của lưu vực sông Đà, tổng hợp quá trình xây dựng hệ thống hồ chứa bậc thang và hiện trang
bồi lắng của các hồ chứa và thống kê tình hình các loai số liệu khí tượng thủy văn, bùn cát, địa hình mặt cắt ngang sông hồ và tiến hành điều tra khảo sát bổ sung.

Đề tài đã lựa chọn mô hình HEC-6 để tính toán bồi lắng đồng thời cho hệ thống hồ chứa bậc thang Lai Châu – Sơn La – Hòa Bình, trong đó, có sử dụng một số mô hình và phương pháp khác để tính toán các đầu vào cho mô hình HEC-6 như mô hình SWAT, MIKE-NAM và phương pháp lưu vực tương tự, đồng thời dự tính lượng bùn cát bồi lắng cũng như sự phân bố bùn cát bồi lắng theo thời gian và không gian cho hàng trăm
năm vận hành. Kết quả tính toán cho thấy, các hồ chứa Sơn La và Hòa Bình chịu khác nhiều tác động từ hồ chứa phía thượng lưu. Trong khi lượng bùn cát bồi lắng trong hồ Lai Châu giảm dần thì lượng bùn cát bồi lắng trong hồ Sơn La và hồ Hòa Bình tăng dần, khi hồ Lai Châu gần bị lấp đầy dần trở về trang thái của sông thiên nhiên thì lượng bùn
cát bồi lắng trong hồ Sơn La giảm dần, trong khi đó, lượng bùn cát bồi lắng trong hồ Hòa Bình vẫn tiếp tục tăng.

Từ kết quả tính toán bồi lắng cho hệ thống hồ chứa bậc thang điển hình, đề tài đã thống kê, tổng hợp các hệ thống bậc thang hồ chứa lớn trên các hệ thống sông chính, đánh giá đặc điểm tự nhiên cho các hệ thống sông và thống kê tình hình số liệu khí tượng, thủy văn và bùn cát cũng như các tài liệu về địa hình mặt cắt ngang hồ, sông hiện có trên từng hệ thống sông và đề xuất các phương pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của từng hệ thống hồ chứa bậc thang cụ thể trên các lưu vực sông chính ở cả nước.
Những nội dung mà đề tài đã thực hiện đảm bảo đat được 3 mục tiêu đã đề ra.

Hiện nay ở Việt Nam đã có môt số nghiên về bùn cát cũng như bồi lắng hồ chứa nhưng chưa nhiều, do thiếu số liệu bùn cát và số liệu địa hình mặt cắt ngang sông hồ. Sự han chế về cơ sở dữ liệu đã gây ra nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, tính toán lượng bùn cát bồi lắng trong các hồ chứa nói chung và hệ thống hồ chứa bậc thang nói riêng.

Chính vì vậy, đề tài kiến nghị cần tăng cường đẩy manh hơn nữa công tác đo đạc số liệu bùn cát, cả bùn cát lơ lửng và bùn cát đáy cũng như đo đac thường xuyên hơn nữa địa hình mặt cắt ngang lòng sông, hồ.
Cần khôi phục việc quan trắc các yếu tố lưu lượng nước và bùn cát (lơ lửng và đáy),…tại các tram đã ngừng quan trắc và xây dựng mới các trạm quan trắc cho các lưu vực chưa có tram thủy văn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *