Nghiên cứu lựa chọn bộ chỉ số bền vững của lưu vực sông trong điều kiện của Việt Nam

Quản lý bền vững lưu vực sông là một vấn đề khó khăn và thách thức lớn cho các tổ chức, đơn vị quản lý và là vấn đề cần thiết được nghiên cứu để duy trì hay phục hồi tính bền vững của lưu vực sông nhằm phát triển bền vững kinh tế, xã hội, và môi trường cả hiện tại và tương lai. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu lựa chọn bộ chỉ số bền vững của lưu vực trong điều kiện của Việt Nam” nhằm đưa ra một chỉ số phát triển bền vững tích hợp của lưu vực, hay còn gọi là chỉ số bền vững lưu vực sông.

Phương pháp tính chỉ số bền vững lưu vực sông ở Việt Nam được đề xuất ở nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách biết được thực trạng của lưu vực sông và xác định cần phải đưa ra các giải pháp nhằm ổn định tính bền vững của lưu vực sông đó.

Dựa vào kết quả tính toán thấy rằng yếu tố tài nguyên nước là lĩnh vực gây mất bền vững nhất trong lưu vực sông. Từ phía trung lưu cho tới hạ lưu sông Cầu đều mất bền vững, đặc biệt là khu vực Hạ du. Do vậy, các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững tập trung nâng cao tính bền vững tài nguyên nước lưu vực sông.

Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ

Nhóm nghiên cứu phân làm bốn nhóm giải pháp, đặc biệt là đối với vấn đề tài nguyên nước trong lưu vực sông cần phải cụ thể các giải pháp để nâng cao tính bền vững tài nguyên nước đó là xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý; Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc lưu vực sông; Cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng; Cần đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên khác….

Đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững các lưu vực sông tại Việt Nam và bao gồm 4 nhóm sông dựa theo các vấn đề nổi cộm hiện nay trong quy hoạch, quản lý và bảo vệ tài nguyên nướcc. Một lưu vực sông có thể nằm ở hai nhóm lưu vực sông khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của chính lưu vực sông đó. Trong trường hợp như vậy, cần phân tích tất cả các vấn đề có liên quan đặt ra cho hai nhóm lưu vực sông cho lưu vực sông đó. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng này là các vấn đề hiện đang tồn tại và nổi cộm cần giải quyết để phát triển bền vững lưu vực sông.

Đề tài đã nghiên cứu đề xuất được bộ tham số ảnh hưởng đến tính bền vững lưu vực sông cho từng nhóm sông cụ thể. Đối với các lưu vực sông xuyên biên giới, vấn đề nổi cộm cần được chú trọng là sự biến đổi tổng lượng dòng chảy qua biên giới, tỷ lệ % diện tích lưu vực trong lãnh thổ/ tổng diện tích toàn bộ lưu vực, mức độ quản lý tổng hợp lưu vực sông xuyên biên giới, mức độ hiểu biết của người dân trong việc quản lý bền vững các lưu vực sông xuyên biên giới.

Đối với các lưu vực sông ô nhiễm nguồn nước như lưu vực sông Cầu, các tham số xem xét cần tập trung nhiều hơn vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước, tỷ lệ khai thác sử dụng của con người đến tài nguyên nước, và các ngành sử dụng khác, hiệu quả tiến bộ trong sử dụng tài nguyên nước.

Đối với các lưu vực sông bị suy thoái cạn kiệt nguồn nước, các tham số đưa ra ngoài những tham số chung, có các tham số tiêu biểu đại diện cho các lưu vực sông bị suy thoái cạn kiệt như là: Sự suy thoái lượng nước mặt trung bình mùa khô (hoặc cả năm); sự suy giảm lượng mưa trung bình mùa khô (hoặc cả năm), mức độ hiểu biết của người dân trong việc hạn chế suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Đối với các lưu vực sông chuyển nước và giải quyết tranh chấp nguồn nước, nghiên cứu đề xuất những tham số đại diện như là: Mức biến đổi tổng lượng nước chuyển qua lưu vực khác, Mức độ mâu thuẫn trong giải quyết tranh chấp nguồn nước, hiệu quả trong quản lý các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp nguồn nước tại địa phương.

Bản đồ phân vùng lưu vực sông Cầu

Dựa trên các tham số ảnh hưởng đã đề xuất, đề tài đã xây dựng bộ khung tham số tính chỉ số bền vững cho Việt Nam. Đã lựa chọn và đề xuất được phương pháp tính chỉ số bền vững lưu vực sông theo phương pháp của Chaves và Alipaz có cải tiến.

Đề tài đã xây dựng được chương trình tính chỉ số bền vững lưu vực sông cho lưu vực sông Cầu. Phần mềm được trình bày trên web nên có khả năng truy cập và tính toán dễ dàng ở mọi nơi không cần khóa hay bộ cài như các phần mềm cũ. Mục đích xây dựng của phần mềm này là giảm bớt thời gian tính toán bộ chỉ số bền vững lưu vực sông. Có khả năng ứng dụng đối với các lưu vực sông khác khi đã bổ sung các tham số phù hợp cho lưu vực sông.

Sản phẩm của phần mềm là đường link, pass word truy cập và hướng dẫn sử dụng phần mềm. Đề tài đã áp dụng phương pháp tính chỉ số bền vững đối với LVS Cầu và tính được chỉ số bền vững của LVS Cầu trung bình đạt mức bền vững trung bình, chỉ số là 0.65 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững cho LVS Cầu, đó là: Tập trung vào các giải pháp nâng cao tính bền vững tài nguyên nước do điểm số cao nhất về tài nguyên nước thuộc vùng thượng lưu sông Cầu chỉ đạt 0.53 với mức bền vững trung bình. Từ phía trung lưu cho tới hạ lưu sông Cầu đều mất bền vững, đặc biệt là khu vực Hạ du. Do vậy, các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững cho tài nguyên nước lưu vực sông, bao gồm: Quản lý bền vững tài nguyên nƣớc trong lƣu vực sông. Cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, cần đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên khác sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước.

Về nâng cao tính bền vững về mặt môi trường đó là cần kiểm soát chặt phá rừng đầu nguồn, xem xét đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải củanguồn nước cần xem xét, cân nhắc đầy đủ các tác động tiêu cực ở mức độ cao nhất.Đề xuất các giải pháp nâng cao tính bền vững về mặt đời sống cho lưu vực sông Cầu. Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp giám sát các hoạt động của con người và chính sách đưa ra nhằm quản lý bền vững lưu vực sông như: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển; tiếp tục  kiện toàn, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý tàinguyên nước ở các cấp, nhất là cấp Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; phát huy hiệu quả tổ chức lưu vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết những vấn đề chung trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.

Ngoài ra, cần chủ trọng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách phù hợp để thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *