Để nâng cao chất lượng bản tin dự báo khí hậu phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch, điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị các biện pháp ứng phó trong thực tiễn sản xuất thì việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển dự báo khí hậu là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhằm tăng cường năng lực dự báo khí hậu cho Việt Nam ngày càng gia tăng do BĐKH, Viện Khoa học KTTV&BĐKH đã nghiên cứu ứng dụng và khai thác thành công sản phẩm dự báo toàn cầu của Nhật Bản phục vụ dự báo khí hậu cho Việt Nam.
Mô hình khí hậu toàn cầu là công cụ hữu hiệu nhất đưa ra các kết quả dự báo
Các mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) là công cụ hữu hiệu nhất đưa ra các kết quả dự báo. Tuy nhiên, các mô hình này thường được chạy với độ phân giải thô nên ý nghĩa sử dụng trực tiếp sản phẩm này cho khu vực nhỏ là không đủ độ tin cậy.
Trong những năm qua, các nhà khoa học ở trong nước đã có nhiều cố gắng nỗ lực nghiên cứu nhằm cung cấp các sản phẩm dự báo tốt nhất đến người sử dụng. Tuy nhiên, trong công tác nghiệp vụ, mới dừng lại ở các mô hình thống kê cổ điển được ứng dụng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tính toán, nhiều mô hình khí hậu toàn cầu đã được chạy đều đặn để cung cấp các sản phẩm dự báo thời gian thực trên quy mô toàn cầu, với thời hạn dự báo trước đến 9 tháng. Trong số đó có thể kể đến các sản phẩm dự báo của mô hình MRI (Nhật Bản), CFSv2 (Hoa Kỳ), ECMWH (Trung tâm Dự báo Hạn vừa Hạn dài châu Âu), CCAM (Úc), …
Từ năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH) được Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) chuyển giao các kết quả dự báo từ 51 thành phần dự báo toàn cầu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu dự báo khí hậu cho Việt Nam. Như vậy, hàng tháng, phía Cục Khí tượng Nhật Bản sẽ cung cấp cho Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu 51 kết quả dự báo khí hậu toàn cầu, bao gồm các yếu tố khí hậu cơ bản và cực đoan.
Nâng cao chất lượng bản tin dự báo khí hậu
Để nâng cao chất lượng bản tin dự báo khí hậu phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch, điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị các biện pháp ứng phó trong thực tiễn sản xuất thì việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển dự báo khí hậu là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhằm tăng cường năng lực dự báo khí hậu cho Việt Nam ngày càng gia tăng do BĐKH, Viện Khoa học KTTV&BĐKH đã nghiên cứu ứng dụng và khai thác thành công sản phẩm dự báo toàn cầu của Nhật Bản phục vụ dự báo khí hậu cho Việt Nam.
Xác suất dự báo đúng lượng mưa với hạn dự báo 3 tháng cho năm 2015
Đề tài nhằm mục tiêu xây dựng được công nghệ dự báo khí hậu hạn mùa (1-3 tháng) cho Việt Nam trên cơ sở sản phẩm dự báo khí hậu toàn cầu của Nhật Bản; xây dựng được quy trình, hướng dẫn thực hiện dự báo nghiệp vụ trên cơ sở sản phẩm dự báo khí hậu toàn cầu của Nhật Bản.
Nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng thành công mô hình thống kê dự báo mùa (4 mùa) đối với nhiệt độ và lượng mưa cho các trạm trên lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả ban đầu cho thấy, mô hình AGCM/MRI hoàn toàn có thể sử dụng phục vụ dự báo khí hậu ở Việt Nam theo các cách khai thác khác nhau (trực tiếp, chi tiết hóa thống kê và động lực).
Kết quả đánh giá thử nghiệm dự báo thời kỳ phụ thuộc và độc lập cho thấy khả năng ứng dụng mô hình thống kê phục vụ dự báo ở Việt Nam. Mặc dù, thời kỳ thử nghiệm dự báo của mô hình chỉ trong năm 2015 cũng cho thấy phần nào kỹ năng dự báo của mô hình trong bài toán dự báo ba pha khí hậu.
Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài kiến nghị cần tiếp tục duy trì thử nghiệm dự báo khí hậu bằng mô hình thống kê được xây dựng trên hệ thống máy của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu để tăng thời kỳ thử nghiệm dự báo thời gian thực, trên cơ sở đó có đánh giá khách quan hơn về kỹ năng dự báo của mô hình.
Mô hình AGCM/MRI dự báo các trường quy mô lớn ở khu vực Việt Nam và lân cận là rất phù hợp với thực tế. Do vậy, hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm dự báo này trong nghiên cứu phát triển các mô hình thống kê dự báo khí hậu ở Việt Nam.